Anh Nguyễn Hồ Lập, một nông dân mới học hết lớp 8 ở xã Lăng Thành (Yên Thành, Nghệ An), đã nghiên cứu ra mô hình chống ách tắc giao thông khá hay.
Anh Nguyễn Hồ Lập giới thiệu mô hình chống ách tắc, ngập nước áp dụng cho vùng đô thị. Ảnh: Xuân Hoàng
Sinh năm 1978 trong gia đình nông dân, nên Nguyễn Hồ Lập chỉ theo học đến lớp 8. Lớn lên, anh theo học nghề cơ khí, chuyên nhận làm các công trình cơ khí dân dụng nhỏ lẻ tại địa phương. Anh Hợp chia sẻ: Cách đây mấy tháng, anh có nghe ti vi thông báo mở cuộc thi sáng kiến về mô hình chống ách tắc, ngập úng cho giao thông đô thị, anh liền nghiên cứu mô hình này. Sau hơn 1 tháng vừa nghiên cứu, vừa làm, mô hình đã cơ bản hoàn chỉnh.
Theo mô hình, khi bị ách tắc tại ngã tư, các phương tiện tham gia giao thông lên cầu vượt sang bên kia ngã tư để tránh ách tắc. Đặc biệt, với thiết kế bằng sắt thép, dễ lắp ráp, tháo dỡ, nên giảm chi phí xây dựng và không cần giải phóng bặt bằng để làm cầu. Các mố cầu được vít vào các trụ được đổ bằng bê tông hai bên lề đường và giải phân cách của đường, nên không ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Đường lên, xuống cầu được nâng lên, hạ xuống dễ dàng bằng hệ thống tời được lắp đặt trên mố cầu. Khi không cần thiết, có thể nâng đường lên, khi bị ách tắc, hạ đường xuống để các phương tiện tham gia giao thông lên cầu. Ảnh: Xuân Hoàng
Mặt cầu được lắp ráp bằng những chiếc ray thép có roăng bằng cao su chống rung lắc. Ảnh: Xuân Hoàng
Theo anh giải thích, mô hình là chiếc cầu vượt được kết cấu bằng vật liệu gỗ, nhưng nếu áp dụng vào thực tế là sắt thép, được lắp ráp, tháo dỡ dễ dàng, an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, chiếc cầu vượt này còn tạo được điểm du lịch cho thành phố.
Xuân Hoàng
Theo Nghệ An