Tết Nguyên đán: Vệ sinh bừa bãi có thể phạt 3 triệu

28/11/2016 | 01:45:32

Từ 1/2/2017, hành vi đi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt hành chính số tiền lên đến 3 triệu đồng.

Theo Nghị định số 155 của Chính phủ vừa được ban hành, hành vi đi vệ sinh ngoài đường hay vứt rác thải bừa bãi có thể bị phạt tới hàng triệu đồng.

Thông tin này nhận được sự quan tâm của rất nhiều người bởi thời gian qua, những hình ảnh không đẹp mắt về tình trạng vệ sinh không đúng nơi quy định xuất hiện khá nhiều từ đô thị đến làng quê.

Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/2/2017, mùng 5 Tết Nguyên đán Đinh Dậu, mức xử phạt đối với các hành vi sai phạm như sau: Đi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định: Từ 1 đến 3 triệu đồng; Vứt rác thải bừa bãi tại khu chung cư, thương mại: Từ 3 đến 5 triệu đồng; Vứt tàn, mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định: Từ 500.000 đến 1 triệu đồng; Vứt rác thải lên vỉa hè, đường phố, hệ thống thoát nước: Từ 5 đến 7 triệu đồng.

Tet Nguyen dan: Ve sinh bua bai co the phat 3 trieu

Vệ sinh không đúng nơi quy định có thể bị xử phạt

Trước quy định trên, trao đổi với báo chí, nhà nghiên cứu văn hóa – TS Khoa học ngữ văn Đoàn Hương cho biết:

“Tôi cho rằng xử phạt là chính xác, tuy rằng với mức thu nhập của VN thì nhiều người có ý kiến hơi cao, so với các nước bên cạnh tôi cho là bình thường. Thực sự những hàng động kém văn hóa ở HN đã làm xúc phạm đến thủ đô hàng nghìn năm văn hiến của chúng ta.

Hiện nay vứt rác còn khá phố biến tại HN, nơi tinh hoa của Nhà nước, thực sự tôi thấy xấu hổ khi thấy những hành động đó, khi khó chứng kiến ở các nước bạn, nên cần xử phạt nghiêm khắc.

Tôi có lên phố Hoàn Kiếm sau những ngày đi bộ đầu tiên, tôi thấy nơi đây không còn là hòn ngọc của HN mà trở thành bãi rác khổng lồ, đến nỗi từng có câu chuyện rằng: “Có một người nước ngoài đến tận HN thu nhặt rác, thường gọi ông Tây nhặt rác, đó là hiện tượng ngay nước ngoài cũng thấy bị xúc phạm.

Cho nên, việc xử phạt 3-5 triệu đồng, đây là việc bất đắc dĩ phải làm, vì lý tưởng nhất là con người tự ý thức không làm những việc đó, nhưng điều đó đòi hỏi phải có một phông văn hóa ứng xử rất cao.

Tôi cho rằng đây là hình thức hơi cực đoan nhưng cần thiết để ngăn chặn những hành động như vậy”.

Theo TS Đoàn Hương, kinh nghiệm ở các nước rất nhiều, ngay như Singapore họ là nước cấm hút thuốc lá nơi công cộng, ở đó cảnh sát mặc thường phục, có một lần anh bạn của TS vô tình hút một điếu thuốc lên miệng, có người rất lịch sự đến tận nơi châm điếu thuốc, ngay sau đó rút phù hiệu cảnh sát, phạt rất nặng mấy trăm USD, ngay lập tức bị trục xuất khỏi đất nước này.

Ở hàng xóm của chúng ta cũng thế không chỉ phạt, hành động đang đi vứt giấy kẹo xuống đường phố, cũng bị phạt tới 600.000đ. Đồng thời, người vi phạm phải cầm xẻng và chổi tự hót rác, đứng đó làm đến khi được trợ cấp thêm một hộp cơm.

“Tôi cho rằng chúng ta phạt tiền là được, đến nay tính tự giác, văn hóa ứng xử chưa có so với mặt bằng thế giới, đầu tiên hãy động chạm đến túi tiền, người VN hay có thói quen tiết kiệm, có thể xử một số trường hợp không cấm được. Ví dụ hành động đi vệ sinh trên đường phố, dân tộc này thích đi vệ sinh lung tung.

Và để quy định đi vào cuộc sống thay vì trên giấy, vì có nhiều quy định không thực hiện được, nên phải có lực lượng giám sát rất lớn, đương nhiên chỉ căn cứ lực lượng cảnh sát, lấy nhân dân giám sát thì rất tốt, nhân dân là người giám sát tuyệt vời nhất, người ở phường, nhân dân sở sở tại bảo vệ đường phố, ngôi nhà của họ.

Phải chấm dứt việc ra quy định không thực hiện được thì nhờn pháp luật, rồi mất ý nghĩa”, bà Hương chỉ rõ.

Sơn Ca (Tổng hợp)

Chia sẻ bài viết

submit to reddit
scroll to top