UBND tỉnh họp phiên chuyên đề tháng 11

18/11/2023 | 09:44:40

Sáng 16/11, UBND tỉnh họp phiên chuyên đề tháng 11/2023 để nghe và cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng. Đồng chí Nguyễn Đức Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp.

Tham dự phiên họp có các đồng chí: Bùi Thanh An – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Như Khôi – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Đình Long – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành.

Quang cảnh phiên họp
Giám đốc Sở Tài chính Trịnh Thanh Hải báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe và cho ý kiến vào các dự thảo Nghị quyết trình phiên họp HĐND tỉnh vào kỳ cuối năm. Đồng thời, các đại biểu đã nghe và cho ý kiến vào các dự thảo Báo cáo, gồm: Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; Báo cáo tài chính nhà nước Nghệ An năm 2023; Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; Báo cáo phòng, chống tham nhũng năm 2023 và nhiệm vụ năm 2024; Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023, trọng tâm công tác năm 2024; Báo cáo kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2023, trọng tâm công tác năm 2024; Báo cáo công tác cải cách hành chính tỉnh Nghệ An năm 2023, nhiệm vụ, giải pháp năm 2024…

Trong đó, các lĩnh vực như công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; bảo đảm trật tự an toàn giao thông; cải cách hành chính… đều có nhiều chuyển biến tích cực. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội cơ bản giảm so với cùng kỳ. Toàn tỉnh xảy ra 148 vụ tai nạn giao thông, làm chết 100 người, bị thương 104 người; giảm trên cả 3 tiêu chí.

Các ngành cũng đã tập trung thực hiện việc phân bổ vốn, chỉ đạo triển khai 3 chương trình MTQG một cách hiệu quả, bao gồm: Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững. Trong đó, việc triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM trong năm 2023 tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn theo hướng khang trang, hiện đại hơn và được cấp ủy, chính quyền các địa phương xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn 2021 – 2025. UBND tỉnh đã tiếp tục chỉ đạo Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, thường xuyên bám sát để kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Tính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu ở một số địa phương tiếp tục được nâng lên. Kinh tế nông thôn dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các làng nghề chế biến nông sản được hình thành và mở rộng, tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn, nhất là các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhiều địa phương đã quyết tâm, nỗ lực cao trong việc phấn đấu đạt chuẩn thôn/bản NTM, xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và huyện NTM, từ đó tạo động lực lớn để triển khai Chương trình. Ước đến hết năm 2023, toàn tỉnh có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM, 35 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 06 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 01 huyện đạt chuẩn NTM (huyện Hưng Nguyên). Các xã còn lại được công nhận đạt chuẩn NTM tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến hết năm 2023 đạt khoảng 40,5 triệu đồng/người/năm; thêm 190 Vườn chuẩn NTM, thêm 15 thôn/bản đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 17 tiêu chí/xã, thêm 82 sản phẩm được công nhận OCOP.

Vai trò của các cấp ủy Đảng, Chính quyền luôn được phát huy, dân chủ ở nông thôn tiếp tục được nâng lên về chất. Ở những nơi xây dựng NTM thành công, niềm tin của người dân vào các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền được nâng cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung phát biểu


Thống nhất thông qua các nội dung báo cáo, đồng chí Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành tiếp thu các ý kiến của các thành viên dự họp, hoàn thiện các dự thảo Báo cáo, Nghị quyết để trình HĐND tỉnh trong kỳ họp tới.

Nhấn mạnh thêm về nội dung cải cách hành chính, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đánh giá trong thời gian qua, việc thực hiện công tác cải cách hành chính đã tạo được nhiều bước chuyển tại một số Sở, ngành và địa phương. Năm nay cũng là năm đầu tiên tỉnh công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành, các địa phương cấp huyện (DDCI)… Chỉ ra một số vấn đề cần phải quan tâm, khắc phục trong năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh cũng khẳng định quan điểm của tỉnh là cải cách hành chính phải hướng đến người dân và doanh nghiệp; phải tạo được chuyển biến thực chất.

Trong phiên họp sáng nay, UBND tỉnh đã thông qua các nội dung:– Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về sáp nhập, đặt tên, đổi tên khối, thôn ở các phường, xã tại TP Vinh và huyện Diễn Châu.- Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đào tạo lưu học sinh Lào diện thỏa thuận hợp tác giáo dục, đào tạo giữa tỉnh Nghệ An nước CHXHCN Việt Nam với các tỉnh nước CHDCND Lào, học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh.- Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung khoản 1 phục lục IV ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 24/6/2022 của HĐND tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 và hàng năm trên địa bàn tỉnh.- Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số nội dung các Nghị quyết: Số 07/NQ-HĐND ngày 24/6/2022; số 45/NQ-HĐND ngày 12/10/2022; số 62/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh về thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.- Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh quy định về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.- Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai và khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 36/2021/QH15 của Quốc hội để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.- Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh thông qua danh mục công trình, dự án cần thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 điều 62 Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh.- Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về kết quả rà soát, hệ thống hóa các Nghị quyết Quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh ban hành kỳ 2019 – 2023 và Nghị quyết bãi bỏ một số Nghị quyết của HĐND tỉnh Nghệ An sau rà soát, hệ thống hóa kỳ 2019 – 2023.- Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh quy định về mức chi ngân sách nhà nước cho một số hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.- Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.- Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo nghean.gov.vn

Chia sẻ bài viết

submit to reddit
scroll to top